ĐỀ SỐ 2 - LUYỆN THI CÂP TÔC VÀO LỚP 10 PTTH MÔN NGỮ VĂN
26/03/2025 |
ĐỀ LUYỆN THI THỬ NĂM HỌC 2024-2025
ĐỀ SỐ 02
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản: CHIM THÊU
Chiều chủ nhật ba thường đi dạo,
Các cửa hàng bày áo trẻ con.
Lòng ba không khỏi riêng buồn,
Ngắm từng kiểu áo, nhớ con vô cùng!
Lũ chúng nó ngăn sông cản núi,
Áo ba mua khôn gửi về Nam.
Nhìn đàn trẻ nhỏ xênh xang,
Áo thêu chim trắng, ba càng thương con.
Con trong đó sớm hôm nức nở,
Nghẹn lời ca dưới mỏ quạ đen.
Mẹ con chẳng vụng đường kim,
Áo con chẳng dám thêu chim hoà bình.
Ba ôm tấm áo xanh giữa ngực
Tưởng chừng nghe thổn thức tim con.
Bâng khuâng cặp mắt đen tròn,
Chắt chiu vẳng tiếng chim non gọi đàn...
Treo áo con bên bàn làm việc,
Nhìn chim thêu, ba viết thơ này.
Áo không gửi được hôm nay,
Thì ba giữ lấy, mai ngày cho con.
Ngày mai ấy, nước non một khối,
Giở áo này, thấu nỗi niềm xưa,
Đàn em con đó, bây giờ,
Áo thêu chim trắng, tha hồ vui chơi.
Mùa xuân 1957
Nguyễn Bính, Đêm sao sáng, 1962, NXB Văn học
Thực hiện các yêu cầu
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định thể thơ của văn bản trên?
Câu 2 (1 điểm). Ghi lại những từ ngữ khắc họa hình ảnh người cha trong khổ thơ đầu tiên. Qua những từ ngữ đó, em có cảm nhận như thế nào về người cha ấy?
Câu 3 (0.5 điểm). Em hiểu thế nào về hình ảnh chim trắng, chim hoà bình ?
Câu 4 (1 điểm). Việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ “mỏ quạ đen” trong hai dòng thơ Con trong đó sớm hôm nức nở,/ Nghẹn lời ca dưới mỏ quạ đen mang lại hiệu quả nghệ thuật gì?
Câu 5 (1 điểm). Trong văn học, nhiều tác phẩm ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng, đặc biệt trong hoàn cảnh chia xa. Sự xa cách trở thành thử thách, làm cho tình cảm ấy thêm sâu sắc, khiến người cha càng nhớ và thương con hơn. Hãy đặt mình vào vị trí của người con trong tác phẩm “Chim thêu” và ghi lại những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho ba.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích khổ thơ bốn của văn bản “Chim thêu” được trích trong phần đọc hiểu.
Câu 2 (4 điểm).
Ngày mai ấy, nước non một khối,
Giở áo này, thấu nỗi niềm xưa,
Đàn em con đó, bây giờ,
Áo thêu chim trắng, tha hồ vui chơi.
Phải chăng niềm hi vọng vào tương lai tươi sáng là sức mạnh khiến cho chúng ta vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống? Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) để trình bày suy nghĩ của em về câu hỏi đó.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
Đọc hiểu |
||
1 |
HS xác định đúng thể thơ Song thất lục bát |
0.5 |
|
2 |
HS ghi đúng và đủ các từ ngữ khắc họa hình ảnh người cha trong khổ thơ đầu: đi dạo các cửa hàng bày áo trẻ con, lòng không khỏi riêng buồn, ngắm áo, nhớ con HS hiểu hình ảnh người cha: - Yêu thương, quan tâm và thương nhớ con vô cùng. - Buồn thương, mong mỏi được gặp con. |
0.5 0.5 |
|
3 |
HS hiểu hình ảnh “chim trắng” “chim hòa bình” là hình thêu trên áo con nhỏ, đó còn là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng của khao khát hòa bình, thống nhất đất nước. |
0.5 |
|
4 |
HS hiểu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp ẩn dụ - Hình ảnh quạ đen đối lập với chim hoà bình trong khổ thơ thơ, tạo ra sự tương phản mạnh mẽ giữa thế lực giặc thù tàn ác gây chia ra đất nước với ước mơ hòa bình, thống nhất. - Thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc của tác giả. - Giúp câu thơ giàu hình ảnh ấn tượng, giàu cảm xúc. |
1.0 |
|
5 |
HS biết đặt mình vào vị trí của người con trong tác phẩm ghi lại những suy nghĩ, tình cảm của con dành cho ba: - Thương nhớ ba, xúc động trước tình cảm quan tâm yêu thương mà ba dành cho mình. - Thấu hiểu được nỗi lòng cha mong mỏi đất nước thống nhất để gia đình đoàn tụ, ba con gặp nhau. - Học tập, ngoan ngoãn nghe lời mẹ để ba yên tâm công tác. - Thêm yêu đất nước, biết căm thù bọn giặc gây tội ác chia cắt dân tộc. |
1.0 |
|
II |
1 |
Đoạn văn |
2.0 |
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn phân tích một đoạn thơ: - Mở đoạn: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ và nội dung chủ đề, đặc sắc nghệ thuật. - Thân đoạn: Phân tích làm rõ được nội dung chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ. - Kết đoạn: Khái quát, tổng hợp lại |
0.25 |
||
b. Xác định đúng yêu cầu phân tích: phân tích nội dung chủ đề, đặc sắc nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của một số yếu tố nghệ thuật trong đoạn thơ |
0.25 |
||
c. Phân tích làm rõ được: - Nội dung chủ đề: tình cảm yêu thương mong nhớ con của người cha trong hoàn cảnh đất nước chia cắt. + Ba nhớ con chỉ biết ôm tấm áo xanh mua tặng con giữa ngực mà tưởng chừng như nghe thổn thức tiếng tim con đập. + Ba hình dung cặp mắt bâng khuâng đen tròn của con bơ vơ vì thiếu vắng cha. + Ba chắt chiu từng tiếng chim non mà hình dung ra tiếng con trẻ rít rít gọi mình… ⇨ Người cha có tình phụ tử, yêu thương con vô bờ bến. - Đặc sắc nghệ thuật: + Thể thơ song thất lục bát cách gieo vần chân, vần lưng cùng cách ngắt nhịp linh hoạt, giàu nhạc điệu phù hợp miêu tả tâm trạng nhớ con triền miên. + Ngôn từ giàu hình ảnh tô đậm nỗi lòng nhớ con như “tấm áo xanh” “tim con” “cặp mắt đen tròn”, phép ẩn dụ “ tiếng chim non gọi đàn” như thể tiếng con tha thiết trẻ gọi cha.. + Phép đảo từ ngữ “bâng khuâng cặp mắt đen tròn” + Các từ láy bâng khuâng thổn thức, chắt chiu giàu sức biểu cảm. |
1.0 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt |
0.25 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đoạn thơ, có cách diễn tả sáng tạo, mới mẻ. |
0.25 |
||
Lưu ý: Đoạn văn không yêu cầu về cấu trúc (kiểu đoạn), không yêu cầu về tiếng Việt nên HS cần đảm bảo dung lượng. |
|||
2 |
Bài văn |
4.0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc một bài nghị luận - Mở bài: Nêu được vấn đề - Thân bài: Triển khai được vấn đề - Kết bài: Khái quát lại được vấn đề |
0.5 |
||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận ; Phải chăng niềm hi vọng vào tương lai tươi sáng là sức mạnh khiến cho chúng ta vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống? |
0.5 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề. * Triển khai vấn đề nghị luận: - Giải thích vấn đề nghị luận - Thể hiện quan điểm của người viết: Niềm hi vọng vào tương lai tươi sáng là một trong những sức mạnh khiến ta vượt qua khó khăn thử thách. + Hi vọng giúp con người giữ vững tinh thần lạc quan và không bao giờ từ bỏ. Trong những thời khắc khó khăn nhất, niềm tin vào một tương lai tươi sáng tạo động lực thúc đẩy chúng ta tiếp tục tiến về phía trước. + Trong cuộc sống hàng ngày, hi vọng cũng giúp ta đối mặt với những khó khăn cá nhân. Một học sinh đối mặt với áp lực học hành, thi cử nếu có niềm tin vào tương lai và sự cố gắng của mình, sẽ kiên trì hơn trong việc học tập. Người bệnh nếu có niềm hy vọng được chữa lành, sẽ có tinh thần lạc quan, giúp cơ thể tự phục hồi tốt hơn. + Niềm tin hy vọng còn là sức mạnh chiến đấu cho cả một dân tộc trong cảnh chia cắt bởi chiến tranh. Đơn cử như những người chiến sĩ trong các cuộc chiến tranh, chính niềm hy vọng về một đất nước độc lập, tự do đã giúp họ kiên cường, dũng cảm đối mặt với hiểm ngụy * Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân để cho mình luôn có niềm hi vọng dẫu gặp khó khăn trong cuộc sống: - Rèn cho mình tư duy tích cực, nhìn vào những cơ hội mà khó khăn có thể đem lại. + Biết chấp nhận thất bại, khó khăn để vươn lên. + Học tập những tấm gương luôn lạc quan có niềm hi vọng tin tưởng vào điều tốt đẹp… |
2.5 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt |
0.25 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.25 |
Hãy trải nghiệm sự khác biệt cùng TSH.EDU để biến bộ môn Ngữ Văn trở thành một hành trình khám phá đầy thú vị và hiệu quả!
📞 Hotline |
0988.563.786 |
🌐 Website |
https://tsh-education.mysapo.net/ |
|
tsh.edu.vn |
❤️Fanpage |
https://www.facebook.com/share/1BegUrAbKZ/?mibextid=wwXIfr |
🎵Tiktok |
|
▶️ Youtube |
https://www.youtube.com/@TSH2018 |
📣 [Livestream Thứ Hai] Bí Quyết Chinh Phục Dạng Bài Phân Tích Truyện & Ngữ Liệu Văn Học NGOÀI SGK! 📣
Đề minh hoạ ngữ văn vào lớp 10 PTTH phần Truyện - TSH.edu
Kỳ Tích Rèn Chữ Trong Một Buổi – Bí Quyết Đến Từ Tâm Huyết
TS. Nguyễn Thị Hậu – Người Tiên Phong trong Chuyển Đổi Đào Tạo Trực Tuyến cho Giáo Viên Việt Nam
ĐỀ LUYỆN THI VÀO 10
CÁC LỖI SAI THƯỜNG GẶP KHI LÀM BÀI THI NGỮ VĂN VÀO LỚP 10