ONLINE 24/7
Hotline: 0988563786
GV CAO CẤP 1
GV CAO CẤP 1 Tiến sĩ ngữ văn
50.000 giờ
50.000 giờ Trực tiếp giảng dạy
Học trực tuyến
Học trực tuyến Online qua zoom
Uy tín chất lượng
Uy tín chất lượng Mô hình lớp học nhỏ

ĐỀ SỐ 1 - LUYỆN THI CÂP TÔC VÀO LỚP 10 PTTH MÔN NGỮ VĂN - PHẦN THƠ

26/03/2025 | Đăng bởi: TSH education Phát triển năng lực

LUYỆN ĐỀ TSH.EDU

ĐỀ LUYỆN THI THỬ NĂM HỌC 2024-2025

ĐỀ SỐ 01

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4 điểm): Hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

                         MỤC ĐỒNG NGỦ TRÊN CÁT TRẮNG

Suốt ngày dãi nắng

Vàng hoe tóc bồng2

 Đêm nhóm lửa hồng

Áp lưng cát trắng                              Lắng nghe gió thổi                            Thia lia3 sao xa                                Nằm ngâm chân mỏi                        Vào sông Ngân Hà...

Những hạt bắp nướng

Chín căng giọt sương

Một hòn than nổ

Bung vì sao băng

Ai vùi khoai củ

Thơm giờ tàn canh

 Tù và4 đã rúc

 Đảnh thức bình mình

 Dê...

         Cừu...

              Bứt cọng nắng

                          Kéo ông mặt trời lên.

(In trong báo Thiếu niên tiền phong, số 168/ 2015)

                                                                                - Trần Quốc Toàn

1 Mục đồng: trẻ chăn trâu, chăn bò.

2 Tóc bồng: tóc ở trạng thái nổi cao lên, phồng cao lên.

3 Thia lia: liệng cho mảnh sành, mảnh ngói, v.v. bay sát mặt nước và nẩy lên nhiều lần.

4 Tù và: dụng cụ báo hiệu ở nông thôn thời trước, làm bằng sừng trâu, bò hoặc vỏ ốc, dùng hơi để thổi, tiếng vang xa.

Câu 1 (… điểm). Xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ.

Câu 2 (… điểm). Bài thơ miêu tả cuộc sống của những chú bé mục đồng trong thời điểm nào? Dựa vào đâu để em nhận biết điều đó?

Câu 3 (… điểm). Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ dưới đây và phân tích tác dụng của chúng:

                                                 Những hạt bắp nướng

                                                 Chín căng giọt sương

                                                 Một hòn than nổ

                                                Bung vì sao băng …

Câu 4 (… điểm). Bức tranh cuộc sống của mục đồng đã được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh nào? Từ đó, em hình dung như thế nào về cuộc sống và tâm hồn của họ?

Câu 5 (… điểm). Tác giả thể hiện tình cảm gì với chú bé mục đồng? Tình cảm đó được thể hiện qua những từ ngữ nào?

Câu 6(… điểm).  Qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?


HƯỚNG DẪN CHẤM 

A. Yêu cầu chung:

- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể.

- Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.

B. Hướng dẫn cụ thể:

PHẦN

CÂU

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

ĐIỂM







I

1

Cách gieo vần: vần chân (vần liền, vần cách), vần chính, vần thông. 

Cách ngắt nhịp của bài thơ Mục đồng ngủ trên cát trắng là 2/2. Riêng ba dòng cuối được ngắt dòng đặc biệt và có nhịp đặc biệt:

Dê.../

Cừu.../

bứt cọng nắng/

Kéo ông mặt trời lên.


0,25


0,25

2

Bài thơ miêu tả cuộc sống của những chú bé mục đồng trong thời điểm từ đêm đến bình minh. Các từ ngữ, hình ảnh miêu tả đêm: đêm nhóm lửa hồng, thia lia sao xa,...; miêu tả bình mình: tù và đã rúc, đánh thức bình minh, kéo ông mặt trời lên,...

0,25

0,25

3

- Bức tranh cuộc sống của mục đồng đã được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh: dãi nắng, vàng hoe tóc bồng, đêm nhóm lửa hồng, nằm nghe gió thổi, thia lia sao xa,...

- Bức tranh đó gợi tả cuộc sống mục đồng vất vả nhưng có những niềm vui bình dị mà không phải ai cũng được hưởng (nằm trên bãi cát, ngắm sao, ăn ngô nướng,...), gợi tả tâm hôn đẹp, trí tưởng tượng phong phú của những cậu bẻ mục đồng.


0,5





0,5

4

Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý chú bé mục đồng. Tình cảm đó được thể hiện gián tiếp qua cách miêu tả cuộc sống của chú bé, qua những câu thơ như: “Suốt ngày dãi nắng/ Vàng hoe tóc bồng”.

0,25


0,75

5

- Biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh (hạt bắp nướng - (chín căng như) giọt sương: một hòn than nổ - (bung xoè sáng như) vì sao băng).

- Tác dụng: Khiến cho việc miêu tả cuộc sống của các mục đồng thêm thi vị, khoáng đạt, gần gũi với thiên nhiên dù đạm bạc, đơn sơ; góp phần thể hiện tâm trạng đầy sự hào hứng, thích thú với cuộc dạo chơi giữa thiên nhiên.



6

Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là hãy lắng nghe, tận hưởng vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên và cuộc sống.


II

1

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của ước mơ đối với mỗi con người trong cuộc sống. 

Chỗ này thầy/cô tham khảo thêm chứ không có trong đề

a. Đảm bảo đúng hình thức của đoạn văn: Bắt đầu bằng chữ viết hoa, lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Có thể viết đoạn văn theo nhiều kết ấu khác nhau ( quy nạp, diễn dịch, song hành, móc xích, tổng phân hợp)

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của ước mơ đối với con người trong cuộc sống.

0,25


c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Ước mơ giúp con người sống có mục tiêu, định hướng rõ ràng trong cuộc sống.

- Ước mơ tạo động lực tinh thần cho con người, giúp con người phát huy hết năng lực của bản thân, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để thành công và khẳng định mình.

- Không có ước mơ, không dũng cảm thực hiện ước mơ con người có nguy cơ không làm chủ được cuộc đời mình, phải sống theo ước mơ của người khác, cuộc sống sẽ vô vị, nhạt nhẽo.

(Lưu ý: Thí sinh cần điểm dẫn chứng minh họa cho thuyết phục.)



0,25


0,5



0,25

d. Chính tả: Không mắc nhiều lỗi chính tả

0,25

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thẻ hiện cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc vầ vấn đề nghị luận.

0,25

2

Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và người lao động qua đoạn thơ: Thuyền ta lái gió với buồm trăng

                (…) Nuôi lớn đời ta tự thuở nào.


a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn: Có mở bài, thân bài, kết luận. Phần thân bài biết tách thành nhiều đoạn văn.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động trong đoạn trích.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt các ý sau:


* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

0,25

*. Triển khai vấn đề nghị luận


Khái quát chung:

  • Giới thiệu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác…

  • Nêu vị trí đoạn trích: nằm ở phần giữa của bài thơ, tái hiện cảnh đánh cá trên biển đêm của những ngư dân

0,25

Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và người lao động qua đoạn thơ:

  • Khổ 1:

+. Vẻ đẹp của thiên nhiên: Biển cả bao la, rộng mở vừa kì vĩ vừa nên thơ: Các hình ảnh gió, trăng, mây, biển…

+ Trên phông nền thiên nhiên, biển cả on người hiện lên vứi tầm vóc, tư thế lớn lao, sánh ngang tầm vũ trụ: Thuyền ta lái gió với buồm trăng, lướt, ra đậu dặm xa, dò bụng biển, dàn đan thế trận…-> Vẻ đẹp của con người lao động thời đại mới, đang vươn lên làm hủ thiên nhiên, làm hủ cuộc đời.

=> Nghệ thuật: Hình ảnh thơ bay bổng, lãng mạn, kết hợp với thủ pháp khoa trương, phóng đại về con người, vũ trụ.

- Khổ 2:

+ Sự giàu có và trù phú của biển cả được khắc họa qua hình ảnh các loài cá: Cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song… với sắc màu phong phú  (đen hồng, vàng chóe, lấp lánh) khiến biển cả đẹp như một bức tranh sơn mài rực rỡ.

+ Thiên nhiên gần gũi, gắn bó, thân thiết với con người: gọi cá là em, liên tưởng độc đáo Đêm thở sao lùa nước Hạ Long khiến cá như một sinh thể có linh hồn

=> Nghệ thuật: Kết hợp các biện pháp tu từ liệt kê, nhân hóa… hình ảnh thơ giàu chất họa.

- Khổ 3:

+ Hoạt động đánh cá hứng khởi, lạc quan: Ta hát bài ca gọi cá vào, thiên nhiên và con người đồng hành trong ông cuộc lao động (Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao).

+ Cảm nghĩ về thiên nhiên, về biển cả: Biết ơn biển cả (Biển cho ta cá như lòng mẹ…).

=> Nghệ thuật so sánh, nhân hóa tài tình, âm điệu thơ khỏe khoắn, vui tươi.



0,75










0,75










0,75


Đánh giá, mở rộng:

- Đoạn trích khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên và người lao động trong sự giao hòa, tạo thành vẻ đẹp vừa tráng lệ, vừa gần gũi. Trong đó, thiên nhiên là phông nền để tôn lên vẻ đẹp, tầm vóc của con người. Tác phẩm nói chung và đoạn trích nói riêng là khúc tráng ca ca ngợi thiên nhiên, người lao động trong cuộc sống xây dựng và kiến thiết đất nước.

- Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn; câu từ độc đáo; hình ảnh thơ bay bổng, giàu chất hoạn; gingj điệu mê say yêu đời tha thiết, kết hợp nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật…

*. Mở rộng: Đoạn trích đã thể hiện những chuyển biến trong tư tưởng của Huy Cận trong việc thể hiện thiên nhiên và con người giai đoạn sáng tác sau Cách mạng tháng Tám: Từ cảm hứng vũ trụ buồn ảo não đến niềm vui tươi, lạc quan, tin yêu cuộc đời mới.


0,25






0,25



0,5


*. Kết thúc vấn đề nghị luận.

0,25


d. Chính tả: Không mắc nhiều lỗi chính tả

0,25


e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận

0,25

ĐIỂM TOÀN BÀI : I + II

10,0

Lưu ý chung:

- Đề thi được ra theo hướng mở, giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm để cho điểm bài làm của thí sinh; có thể thưởng điểm (không quá 0,5 điểm) cho những bài có sáng tạo

- Đối với câu 2 phân II:

+ Cần cân đối về nội dung và hình thức bài làm cho thí sinh để cho các mức điểm phù hợp, tránh đếm ý cho điểm.

+ Nếu bài viết chỉ diễn xuôi đoạn thơ, phân tích nghệ thuật sơ sài và không có những đào sâu, khái quát mở rộng nâng cao vấn đề chỉ cho điểm tối đa 2,5 điểm

+ Điểm toàn bài cho lẻ điểm 0,25; không làm tròn điểm.

------------Hết-------------

Hãy trải nghiệm sự khác biệt cùng TSH.EDU để biến bộ môn Ngữ Văn trở thành một hành trình khám phá đầy thú vị và hiệu quả!

📞 Hotline

0988.563.786

🌐 Website

https://tsh-education.mysapo.net/

📩 Email

tsh.edu.vn

❤️Fanpage

https://www.facebook.com/share/1BegUrAbKZ/?mibextid=wwXIfr

🎵Tiktok

https://www.tiktok.com/@tsh.vanhoc

▶️ Youtube

https://www.youtube.com/@TSH2018



 

 

Gửi bình luận:
hotline hotline
Chat